Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi?

Trả lời:
 
2.1. Sự phát triển của trẻ từ 25 đến 30 tháng tuổi
Lứa tuổi này các bé đã biết cởi quần áo, xây tháp cao. Những bé phát triển nhanh còn có thể tự rửa và lau tay, biết đánh răng, gọi tên bạn bè, phân biệt màu sắc… Một số bé phát triển đặc biệt có khả năng nói rõ ràng hơn trước.
Để giúp con hoàn thiện hơn các kỹ năng nghe,nói, bạn nên thường xuyên nói chuyện với bé và nhớ phát âm chậm, rõ ràng chứ đừng nói ngộng theo bé.
Nếu bé thích, cho nó một viên phấn để vẽ. Những đường nguệch ngoạc ấy rất có ý ‎nghĩa cho sự phát triển của trẻ con ở tuổi này.
Dưới đây là sự phát triển của trẻ từ 25 đến 30 tháng:
25, 26 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Biết cởi quần áo.
+ Gọi tên một số bộ phận cơ thể.
+ Xây những hình tháp cao hơn.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Tự rửa và lau tay.
+ Đánh răng (có sự giúp đỡ).
+ Biết tự mặc quần áo.
+ Nói rõ ràng hơn trước.
+ Ném bóng cao hơn.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Nói rõ ràng hơn.
+ Biết vẽ những nét thẳng đứng.
27, 28 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Nói rõ ràng hơn trước.
+ Biết tự mặc quần áo.
+ Biết nhảy.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Xây tháp hình khối cao hơn trước.
+ Nói rõ ràng hơn trước.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Biết vẽ những nét thẳng đứng.
+ Có thể giữ thăng bằng trên một chân.
2.2. Sự phát triển của trẻ từ 29 đến 36 tháng tuổi
Bây giờ đã có người nói với con bạn “phá như giặc”. Những đứa hiếu động sẽ lấy banh chọi khắp nhà, nhảy cà tưng hoài không mệt. Vừa nghe nhạc quảng cáo thì đứng lên bắt chước người mẫu trong tivi. Bé biết phân biệt các màu, biết gọi tên và chỉ đúng các bộ phận trên cơ thể. Những bé phát triển nhanh có thể đã nói năng khá rõ ràng và biết thể hiện một số cảm xúc của mình.
Điều khó khăn cho cha mẹ các bé ở tuổi này là làm sao dạy cho bé được các kỹ năng tự đi vệ sinh.
Giai đoạn này nên khuyến khích con chơi xếp hình, lắp ráp, vẽ tranh, chơi nấu ăn, bán hàng… Những trò chơi đó bắt bé phải suy nghĩ, kết hợp nhiều kỹ năng với nhau.
Dưới đây là sự phát triển của bé từ 29 đến 36 tháng tuổi:
29, 30 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Biết tự chải răng (có sự giúp đỡ)
+ Biết rửa và lau tay.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Biết vẽ nét thẳng đứng.
+ Nói rõ ràng hơn trước.
+ Có thể giữ thăng bằng trên một chân.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Biết tự mặc áo chui đầu.
+ Có thể gọi tên màu sắc.
+ Có thể gọi tên bạn bè.
31, 32 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Xây tháp hình khối cao hơn.
+ Biết gọi tên ít nhất sáu bộ phận cơ thể.
+ Ném banh cao hơn.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Biết tự mặc áo chui đầu.
+ Biết giữ thăng bằng trên một chân trong vòng một giây.
+ Biết tự chải răng một mình.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Có thể gọi chính xác tên bạn bè.
+ Biết rửa và lau tay.
+ Có khả năng nhận xét.
33, 34 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Biết gọi tên màu sắc.
+ Có thể nói chuyện từ 2 đến 3 câu.
+ Biết gọi tên ít nhất bốn bức tranh trong sách.
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Xây tháp hình khối cao hơn.
+ Biết sử dụng những giới từ (ví dụ: ở trên, ở trong, ở đằng kia...)
+ Nói năng một cách rõ ràng.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Đã có thể tự đi vệ sinh hàng ngày.
+ Có thể ra dấu bằng tay.
+ Thể hiện hầu hết những cảm xúc.
35, 36 tháng tuổi:
- Kỹ năng cơ bản: Thể hiện ở hầu hết trẻ em
+ Có thể diễn tả cách thức sử dụng kết hợp các đồ vật.
+ Có thể nói câu dài hơn (4 đến 5 từ).
+ Có thể phân biệt hai hành động gần giống nhau (ví dụ: nhảy cà tưng - nhảy cao).
- Kỹ năng nổi bật: Thể hiện ở một nửa số trẻ em
+ Có thể giữ thăng bằng trên một chân trong vòng ba giây.
+ Có thể thực hiện kết hợp từ hai đến ba lời chỉ dẫn.
+ Dễ dàng chia sẻ với bố mẹ.
- Kỹ năng đặc biệt: Thể hiện ở một số ít trẻ em
+ Biết nhảy lò cò.
+ Biết vẽ vòng tròn.
+ Có thể tự mặc quần áo mà không cần người khác giúp đỡ.
2.3. Kỹ năng giúp kích thích sự phát triển cho trẻ từ 25 đến 36 tháng
- Khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, xây dựng và vẽ.
- Tôn trọng cảm giác của trẻ (không làm trẻ xấu hổ hay bối rối ngượng ngịu, không phạt vì trẻ đã tỏ ra sợ hãi, nói với trẻ rằng đôi  khi bạn cũng có cảm giác như trẻ).
- Trao cảm giác yêu thương bằng sự chăm sóc, vỗ về, ôm hôn, những lời yêu thương để tạo cho trẻ có cảm giác an toàn và lành mạnh.
- Đáp ứng khi trẻ buồn hoặc vui. Khuyến khích và nâng đỡ, với kỷ luật cương quyết thích hợp, không la hét, đánh đập, cung cấp những hấp dẫn và luật lệ phù hợp.
- Nói chuyện, hát khi chơi hoặc chăm sóc trẻ. Nói chậm và trẻ có thời gian trả lời.
- Cho trẻ nghe nhạc êm dịu.
- Giới thiệu cho trẻ những nhạc cụ (đồ chơi dương cầm, trống, kèn, đàn...).
- Lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ.
- Đọc thơ, truyện cho trẻ hàng ngày. Chọn sách khuyến khích trẻ sờ và chỉ vào đồ vật.
- Cho trẻ có cơ hội chọn lựa trong những tình huống thích hợp (mỳ hay cháo?, áo xanh hay áo đỏ...).
- Giúp trẻ sử dụng những từ để mô tả cảm xúc và biểu lộ tình cảm (hạnh phúc, vui mừng, giận dữ, sợ hãi).
- Giới hạn thời gian xem tivi và video, tránh những phim hoạt hình bạo lực. Không sử dụng tivi như một phương tiện giữ trẻ.
 

Tin liên quan
Câu hỏi: Sự phát triển tâ, lý trẻ từ 3 đến 4 tuổi?
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lýtrẻ từ 4 đến 5 tuổi
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 5 đến 6 tuổi?
Câu hỏi: Cha mẹ cần làm gì khi có con bị rối nhiễu tâm trí?
Câu hỏi: Các địa chỉ liên quan đến hoạt động can thiệp, hỗ trợ trẻ em rối nhiễu tâm trí.
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website


Bản đồ