Thủ tục hỗ trợ cho trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc không có người nuôi dưỡng.

 
Thủ tục hỗ trợ cho trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc không có người nuôi dưỡng.

Thủ tục hỗ trợ cho trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm mồ côi cả cha lẫn mẹ,  hoặc không có người nuôi dưỡng.
- Trình tự thực hiện:
        Nhận trợ cấp:
        + Cá nhân/ người giám hộ hoặc người đỡ đầu đến gặp cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em xã/Uỷ ban nhân dân cấp xã tại nơi cư trú nhận mẫu đơn đề nghị hỗ trợ (hoặc lấy mẫu đơn từ cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh/ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội/Phòng bảo vệ, Chăm sóc trẻ em theo địa chỉ: Quangninh.gov.vn).
        + Cá nhân/ người giám hộ hoặc người đỡ đầu làm đơn đề nghị hỗ trợ cho trẻ em gửi trưởng khu phố/ hoặc trưởng thôn bản và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (để xác nhận đơn đề nghị).
     + Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận và chuyển đơn đề nghị hỗ trợ cho trẻ em đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện.
     + Căn cứ vào đơn đề nghị hỗ trợ cho trẻ em và hồ sơ trẻ em( hỗ sơ do Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội lập), Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện làm thủ tục trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định chi hỗ trợ cho trẻ em theo chế độ quy định.
     + Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện căn cứ vào quyết định của Uỷ ban nhân dân cùng cấp tiến hành chi hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng.
     + Cá nhân nhận tiền hỗ trợ tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện.
     Xét tiếp nhận vào Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
      + Cá nhân (hoặc người giám hộ, đỡ đầu) đến gặp cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em xã/Uỷ ban nhân dân cấp xã tại nơi cư trú nhận mẫu đơn đề nghị hỗ trợ (hoặc lấy mẫu đơn từ cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh/Sở Lao động Thương binh và Xã hội/Phòng bảo vệ, Chăm sóc trẻ em theo địa chỉ: Quangninh.gov.vn).
     + Cá nhân làm đơn đề nghị và sơ yếu lý lịch của trẻ em gửi trưởng khu phố/hoặc trưởng thôn bản và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi  cư trú (để xác nhận).
     + Cá nhân gửi hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã gồm :
     . Đơn đề nghị (cá nhân lập).
     . Sơ yếu lý lịch (cá nhân lập).
     . Giấy khai sinh (Bản chính + 2 bản sao công chứng).
     . Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật ; người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS.
     + Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận hồ sơ, thành lập hội đồng xét duyệt  và lập biên bản xét duyệt cấp xã.
     + Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi toàn bộ hồ sơ cá nhân kèm theo biên bản xét duyệt của xã gửi về Uỷ ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện).
     + Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện  làm văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cá nhân gửi về Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
     + Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cùng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) và Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp  huyện thẩm định đối tượng.
     + Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt căn cứ biên bản thẩm định làm văn bản gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
     + Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét ra quyết định  tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
     +Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhận quyết định của Sở Lao động , Thương binh và Xã hội để làm căn cứ tiếp nhận, đồng thời có trách nhiệm gửi 01 quyết định cho cá nhân trẻ em
được tiếp nhận (nhận thông qua Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện), 01 quyết định gửi phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện để làm cơ sở theo dâi.
     +Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện thông báo cho cá nhân và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú biết và đưa trẻ vào Trung tâm nuôi dưỡng.
     - Cách thức thực hiện:
    Nhận trợ cấp 1 lần: (Thông tư số 86/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 06/10/2008 Liên bộ Tài Chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).
     + Nộp hồ sơ trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
     + Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện  trực tiếp chi trả chế độ.
    Tiếp nhận Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: (Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 13/7/2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).
     + Cá nhân nộp đơn, hồ sơ và các giấy tờ liên quan  tại uỷ ban nhân dân cấp xã.
     + Cá nhân nhận quyết định tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện.
     + Cá nhân được tiếp nhận nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
     - Thành phần, số lượng hồ sơ:
    a.  Hồ sơ nhận trợ cấp:
     + Đơn đề nghị (cá nhân hoặc người giám hộ, hoặc người đỡ đầu lập).
     + Hồ sơ trẻ em (Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện lập).
     + Quyết định (Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định).
    Hồ sơ tiếp nhận nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt:
     + Đơn đề nghị (cá nhân hoặc người giám hộ, hoặc người đỡ đầu lập).
     + Sơ yếu lý lịch (cá nhân hoặc người giám hộ, hoặc người đỡ đầu khai).
     + Giấy khai sinh (cá nhân hoặc người giám hộ, hoặc người đỡ đầu chịu trách nhiệm nộp bản chính + 2 bản sao công chứng).
     + Văn bản xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng sức khoẻ (cá nhân trực tiếp khám sức khoẻ tại cơ sở y tế).
     + Biên bản xét duyệt cấp xã (Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm).
     + Văn bản đề nghị của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện gửi Trung  tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
     + Văn bản đề nghị Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
     + Biên bản thẩm định của Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.     
     + Quyết định tiếp nhận trẻ em vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của Sở Lao động Lao động, Thương binh và Xã hội.
     b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: Không quy định thời gian.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
      + Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định:
      . Xét trợ cấp: Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định.
      . Xét tiếp nhận nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định.
     + Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
     + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
      . Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện: Chi trợ cấp.
      . Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Tiếp nhận nuôi dưỡng.
     + Cơ quan phối hợp: Uỷ ban nhân dân cấp xã; Thôn bản/tổ dân phố; Cơ sở y tế.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị chi hỗ trợ trẻ em: Thông tư số 86/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 06/10/2008 Liên bộ Tài Chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
+ Đơn đề nghị vào Trung tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Thông tư số  09/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 13/7/2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm. 
+ Thông tư số 86/2008/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 06/10/2008 về Hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004-2010..   
+ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 13/7/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.                                           
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ lục số 02 - Kèm theo quyết định số 86/2008/TTLT-BTC-LĐTBXH, ngày 6/10/2008.
 
         CNG HOÀ XàHI CHỦ NGHĨA VIT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh ph&ua

Tin liên quan
Thủ tục xin vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (đối với trẻ mồ côi hoặc trẻ bị bỏ rơi)
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ