Câu hỏi 4: Phạm vi hoạt động của nghề Công tác xã hội là gì?

Trả lời: Phạm vi hoạt động của Công tác xã hội (CTXH) bao trùm nhiều lĩnh vực. 

 


       Thứ nhất, CTXH tham gia giải quyết một số vấn đề ở lĩnh vực an sinh xã hội. Ở lĩnh vực này CTXH quan tâm đến những vấn đề giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội (giúp đỡ những đối tượng yếu thế), công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng, an toàn xã hội, lao động- việc làm và phòng, chống các tệ nạn xã hội.
       Thứ hai, CTXH hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (y tế) nhằm giúp cho người bệnh và gia đình được chăm sóc cả về thể chất, tinh thần và tiếp cận được những nguồn lực vật chất sẵn có, giúp họ hoà nhập xã hội trong quá trình chữa trị bệnh cũng như sau khi ra viện trở về cộng đồng. Nhân viên CTXH tham gia vào cung cấp các dịch vụ cho người bệnh gặp khó khăn, kết nối người bệnh với các nguồn lực, là cầu nối giữa người bệnh, gia đình người bệnh và đội ngũ nhân viên y tế, và thu xếp các dịch vụ phục hồi tại gia đình và cộng đồng nếu cần sau khi người bệnh được đưa về gia đình.
      Thứ ba, CTXH cũng tham gia vào hỗ trợ giáo dục. CTXH học đường là một hoạt động thực hành CTXH quan trọng. Nhân viên CTXH làm việc tại các cơ sở giáo dục và quản lý giáo dục nhằm giúp cho giúp đỡ  học sinh, sinh viên gặp những khó khăn về tâm lý và xã hội, nâng cao kiến thức cho phụ huynh, cho gia đình học sinh, làm cầu nối giữa gia đình và nhà trường (với thầy cô cũng như các nhà quản lý trong cơ quan giáo dục) giải quyết các mối quan hệ xã hội trong quá trình đào tạo.
        Thứ tư, CTXH cũng tham gia vào một số hoạt động pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi, đặc biệt quyền của những đối tượng yếu thế trong các trường hợp liên quan tới pháp lý. Nhân viên công tác xã hội có thể làm việc trong các toà án, nhà tù, cơ quan pháp luật để trợ giúp đối tượng về tinh thần cũng như vật chất, giám hộ, giới thiệu pháp lý để tăng cường năng lực trong các vụ xử lý tại toà án cũng như vấn đề liên quan tới pháp lý.
         Xét về vị trí công việc tại các cơ quan, tổ chức, nhân viên công tác xã hội làm việc ở (1) các cơ quan quản lý nhà nước (ví dụ như ở các Bộ và ngành dọc phụ trách về vấn đề an sinh xã hội); (2) các tổ chức chính trị xã hội triển khai các hoạt động trợ giúp xã hội và vận động chính sách xã hội cho các nhóm người yếu thế và có nhu cầu trợ giúp của xã hội; (3) các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế liên quan đến vấn đề an sinh xã hội ví dụ như UNICEF, ILO, UNDP, ... hay các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO); (4) các cơ quan tổ chức đào tạo, nghiên cứu về CTXH, phát triển xã hội hay an sinh xã hội; và (5) các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tiếp công lập hoặc tư nhân như các văn phòng tham vấn, trung tâm tư vấn trị liệu, trung tâm phát triển cộng đồng, các mái ấm, nhà mở... và ở cả các cơ tổ chức tổ chức từ thiện nhân đạo.


Tin liên quan
Câu hỏi 5: Đối tượng của Công tác xã hội là gì?
Câu hỏi 6: Triết lý giá trị nghề nghiệp của Công tác xã hội là gì ?
Câu hỏi 7: Nghề Công tác xã hội tuân thủ theo những nguyên tắc thực hành nghề nghiệp nào?
Câu hỏi 8: Nhân viên công tác xã hội là ai và có những vai trò gì?
Câu hỏi 9: Quá trình hình thành và phát triển của nghề Công tác xã hội trên thế giới như thế nào?
Câu hỏi 10: Hiện nay có những tổ chức nghề nghiệp Công tác xã hội quốc tế nào?
Câu hỏi 11: Nghề Công tác xã hội có các phương pháp hỗ trợ trực tiếp nào?
Câu hỏi 12: Công tác xã hội ở Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và phát triển như thế nào?
Câu hỏi 13: Công tác xã hội được chính thức đưa vào đào tạo tại Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 14: Những khó khăn, thách thức nghề Công tác xã hội hiện nay?
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ