Dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật


Ngày 19/9/2022

Dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật được xác định theo phương pháp nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật như sau:

- Phương pháp xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Người khuyết tật. Hội đồng quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư này và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật.

- Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi

Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này; phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ em và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.

- Xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên

+Hội đồng căn cứ hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật, sử dụng phương pháp xác định mức độ khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này, phỏng vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định mức độ khuyết tật đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.

Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật bao gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật bao gồm:

(1) Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

(2) Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.

(3) Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

(4) Trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 và điểm b, Khoản 2 Điều 8 thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Tin liên quan
Hồ sơ, thủ tục và trình tự thực hiện xác định mức độ khuyết tật
Trợ giúp người khuyết tật
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ