Hướng dẫn cách chăm sóc bé trong 12 tháng đầu tiên

Từ khi vừa sinh con ra đến khi cho con cai sữa, các bà mẹ thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau trong việc chăm sóc bé yêu của mình. Sau đây là những câu hỏi thường gặp của các bà mẹ và lời khuyên của các chuyên gia về việc chăm sóc con theo từng tháng tuổi.
Hướng dẫn cách chăm sóc bé trong 12 tháng đầu tiên
Các bà mẹ thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau trong việc chăm sóc bé yêu của mình
Từ khi vừa sinh con ra đến khi cho con cai sữa, các bà mẹ thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau trong việc chăm sóc bé yêu của mình. Sau đây là những câu hỏi thường gặp của các bà mẹ và lời khuyên của các chuyên gia về việc chăm sóc con theo từng tháng tuổi.
Tháng thứ nhất: "Làm sao tôi biết được mình có đủ sữa cho con?"
Một trong những cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này chính là theo dõi cân nặng của bé. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nhi khoa để kết quả theo dõi được chính xác hơn.
Bạn cũng nên chú ý thêm đến sự thay đổi màu phân của bé: trong khoảng 3 ngày tuổi đầu tiên, phân của bé sẽ hơi nhớt, có mầu sẫm hoặc xanh lá cây. Sau đó, màu phân sẽ sáng dần. Ngoài ra, trong khoảng 3 ngày đầu tiên bạn cho bé bú, bé sẽ làm ướt ít nhất 4 chiếc tã mỗi ngày. Và trong tuần đầu tiên bú mẹ, số tã bé làm ướt sẽ tăng lên thành khoảng 8 chiếc.
Tháng thứ 2: "Tôi phải quay trở lại làm việc sớm, làm sao để cho con bú thường xuyên được?"
Khi bé yêu được khoảng 3 đến 4 tuần tuổi, bạn nên bắt đầu cho bé bú bằng bình sữa. Hãy chắc chắn rằng trong tủ lạnh nhà bạn luôn có sữa mẹ để dành mỗi khi bé yêu đói bụng. Bạn có thể bơm sữa của mình một cách thủ công hoặc dùng một chiếc bơm bằng điện chuyên dùng cho trường hợp này nếu muốn tiết kiệm thời gian.
Tháng thứ 3: "Khi đang cho con bú, liệu tôi có thể uống thuốc tránh thai được không?"
Thực tế thì câu trả lời là "Có", nhưng các chuyên gia luôn khuyên bạn chờ đến 6 – 8 tuần sau khi bắt đầu cho con bú bởi lúc đó, sự tiết sữa của bạn đã đi vào ổn định. Điều này là bởi vì trong thuốc tránh thai có chứa hooc môn estrogen, một loại hooc môn làm giảm quá trình tiết sữa.
Nếu quá cần thiết, bạn có thể dùng những viên thuốc bé hơn bình thường theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tháng thứ 5: "Có phải những đứa trẻ bú sữa mẹ sẽ ngủ rất ngoan suốt cả đêm hay không?"
Trước hết, hãy lưu ý rằng bé "ngủ rất ngoan suốt cả đêm" ở tuổi này có nghĩa là bé ngủ một mạch từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ (chứ không phải 8 hay 9 tiếng). Hơn nữa, thói quen và độ dài giấc ngủ ở mỗi bé là khác nhau. Một số bé sẽ bắt đầu ngủ một mạch từ 3 tháng tuổi nhưng điều này lại diễn ra muộn hơn ở nhiều bé khác.
Bé sẽ ngủ ngoan khi nào cơ thể bé sẵn sàng, việc bú sữa mẹ không có sự ảnh hưởng quyết định đến chuyện này. Thậm chí, sữa mẹ rất dễ tiêu hoá cho nên những bé thường xuyên bú mẹ sẽ có xu hướng ăn (do đó thức giấc) thường xuyên hơn so với những bé khác.
Tháng thứ 6: "Tôi nên cho bé ăn dặm như thế nào?"
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé. Vì thế, ngay cả khi bạn cho bé ăn thêm những thức ăn khác thì bạn vẫn nên cho bé bú một cách thường xuyên.
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, hãy bắt đầu với những thức ăn từ ngũ cốc (đặc biệt là chế biến từ gạo) rồi dần dần thêm vào khẩu phần của bé khoai tây, đậu nghiền nhừ hoặc một ít rau. Nhiều bác sĩ nhi khoa tin rằng rau quả rất tốt cho dạ dày của bé trong thời gian đầu ăn dặm. Tuy nhiên, bạn hãy thật cẩn thận bởi có thể bé yêu sẽ bị dị ứng với một số loại thức ăn nào đó.
Tháng thứ 8: "Tôi thường đau do tắc ống dẫn sữa. Tôi phải làm thế nào?"
Tắc ống dẫn sữa có thể bắt đầu xảy ra sau khi bé yêu của bạn tập ăn dặm. Đó là khi sữa tiếp tục tiết ra nhiều nhưng mật độ bú mẹ lại thưa hơn một chút so với trước, điều đó khiến cho sữa bị đầy ứ lại trong bầu ngực.
Để đối phó với trường hợp này, bạn có thể tiếp tục cho bé bú nhiều hơn hoặc vắt sữa của mình ra ngoài. Đây là thời gian khá nhạy cảm đối với người mẹ, vì thế hãy tranh thủ nghỉ ngơi và thư giãn bất cứ lúc nào có thời gian. Nếu người mẹ bị sốt hoặc có triệu chứng cảm cúm, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để uống thuốc kháng sinh, phòng trường hợp bạn bị chứng viêm nhiễm bầu ngực.
Tháng thứ 9: "Con tôi đã mọc một vài chiếc răng và bé không ngừng cắn tôi…"
Các chuyên gia về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đưa ra lời khuyên rằng: hãy dừng việc cho bé bú càng sớm càng tốt ngay khi bé cắn và chờ đến lần cho bú tiếp theo. Hãy nói với bé rằng: "Con yêu đừng cắn mẹ đau như thế!" hoặc làm mặt buồn, chắc chắn bé sẽ hiểu được tâm trạng của mẹ mình lúc đó.
Tháng thứ 11: "Con tôi đã ăn dặm nhiều hơn, tôi có nên thường xuyên cho bé bú nữa không?"
Đến tuổi này, khi bé yêu đã quen dần với thực đơn ăn dặm của mình thì bạn chỉ cần cho bé bú khoảng 4 lần mỗi ngày – Corky Harvey, bác sĩ nhi khoa tại California, Mỹ chia sẻ – bởi lúc này bé chỉ cần từ khoảng 16 đến 20 ounces sữa mỗi ngày. Khi bé được 1 tuổi, sữa mẹ chỉ nên cung cấp một nửa số lượng calories cho cơ thể bé mà thôi.
Tháng thứ 12: "Có lý do nào để cho bé bú sữa mẹ lâu hơn 1 năm hay không?"
Sữa mẹ không gây tác dụng phụ nào đối với trẻ nhỏ bởi đó là thức ăn tuyệt vời nhất mà các bé có thể có được trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Bú sữa mẹ, bé sẽ tăng cao khả năng miễn dịch và được bồi bổ thêm dinh dưỡng. Hơn nữa, cho bé bú cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn lao và thiêng liêng của người mẹ. Cho nên, nếu bé yêu tiếp tục tỏ ra hứng thú và bạn vẫn muốn cảm nhận sự kết nối tuyệt vời đó thì không có lý do nào để bắt buộc bạn phải cai sữa sớm cả!

Tin liên quan
Khi nào cần bổ sung vitamin D cho bé?
Lưu ý gì khi cho trẻ uống sữa đậu nành
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ như thế nào
các món cháo cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Biện pháp khắc phục trẻ biếng ăn
Các món ăn kỵ nhau
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ