Điểm tựa trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh


Ngày 19/9/2022

Nhiều chính sách an sinh là điểm tựa trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

 

Để thực hiện hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tình hình ngân sách của địa phương, những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các băn bản hướng dẫn triển khai các chính sách liên quan; thực hiện trợ cấp cho các đối tượng kịp thời, đúng chế độ. Cùng với đó, Quảng Ninh cũng đã nâng mức trợ cấp xã hội cho một số đối tượng vượt so với quy định của Trung ương. Cụ thể, năm 2015, tỉnh áp dụng mức chuẩn trợ giúp xã hội với các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng là 300.000 đồng/tháng, cao hơn 1,1 lần mức chuẩn Chính phủ quy định; đối tượng được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội là 400.000 đồng/tháng, cao hơn 1,4 lần mức chuẩn Chính phủ quy định. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các nghị quyết đặc thù riêng, mở rộng thêm các đối tượng yếu thế được thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội như: ("Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 “Mở rộng đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội ngoài quy định tại Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ”;  Nghị quyết 229/2019/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 “về việc ban hành chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”; Nghị quyết số 309/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 “Chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025”). Năm 2017, mức chuẩn này tiếp tục nâng lên 350.000 đồng đối với đối tượng tại cộng đồng và mức chuẩn với đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội là 500.000 đồng, trong khi chuẩn của Nhà nước là 270.000 đồng…

 

           

                                                           Ảnh minh họa

Không chỉ tăng mức hỗ trợ, bên cạnh chính sách của Trung ương, Tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách đặc thù mở rộng, bổ sung nhóm đối tượng thụ hưởng đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đăc biệt, không có nguồn nuôi dưỡng, người cao tuổi so với Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng và trình HĐND tỉnh về việc xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh“Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, đối tượng trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Ngày 16/7/2021 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 21/2021/NQ-HĐND quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Nghị quyết 21/2021/NQ-HĐND đã nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người sinh sống tại cộng đồng, cao gấp 1,3 lần so với mức chuẩn của Trung ương (giai đoạn 1/8/2021 đến 31/12/2022 mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng là 450.000 đồng/tháng; từ ngày 1/1/2023 trở đi mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng là 500.000 đồng/tháng). Nghị quyết cũng đã mở rộng nhóm đối tượng như: Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh; cũng hạ độ tuổi trợ cấp của người cao tuổi nghèo, cận nghèo từ đủ 75 xuống còn đủ 70 tuổi trên địa bàn; mở rộng phạm vi, điều kiện hưởng đối với nhóm người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ở khu vực miền núi, hải đảo; hỗ trợ chế độ mai táng phí, thẻ BHYT cho nhóm đối tượng từ đủ 70 tuổi trở lên... 

Tiêu biểu như mức hỗ trợ chi phí điều trị bị thương nặng được tích hợp các chế độ theo chính sách của tỉnh và nâng mức hỗ trợ lên 5 triệu đồng (quy định của Trung ương tại Nghị định 20/NĐ-CP là 3,6 triệu đồng); đối với hỗ trợ chi phí mai táng nâng lên mức 8 triệu đồng (quy định Trung ương là 7,2 triệu đồng), trường hợp đặc thù, mức hỗ trợ là 20 triệu đồng...

Cùng với trợ giúp xã hội thường xuyên, tỉnh cũng quan tâm trợ giúp xã hội đột xuất. Những năm qua, công tác cứu trợ xã hội luôn được đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời tới những cá nhân gặp rủi ro, đột xuất; tới từng hộ gia đình có người thân bị chết do thiên tai, bão lũ...

Việc trợ giúp khẩn cấp cho những người, hộ gia đình gặp rủi ro, đặc biệt do thiên tai, dịch bệnh để giúp người dân và cộng đồng ổn định tạm thời cuộc sống và trợ giúp để duy trì, phát triển. Ngoài ra, một số nội dung trợ giúp xã hội khác như hỗ trợ chi phí điều trị khi bị thương nặng, hỗ trợ mai táng phí; hỗ trợ làm nhà và sửa chữa nhà ở; hỗ trợ đột xuất... tỉnh đều nâng mức cao hơn so với quy định của Chính phủ, phù hợp tình hình KT-XH của địa phương.

Bên cạnh thực hiện các chính sách xã hội, Quảng Ninh còn chủ động tổ chức thực hiện kịp thời Chương trình, Đề án hướng tới đảm bảo quyền và chăm lo tốt hơn lợi ích của những người yếu thế nhằm giúp đối tượng thuộc diện được thụ hưởng tiếp cận chính sách, các dịch vụ trợ giúp xã hội. Tỉnh đã phê duyệt Đề án thí điểm nuôi dưỡng đối tượng tự nguyện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, Đề án dạy chữ cho trẻ câm điếc tại Cơ sở Bảo trợ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Đề án điều trị cho trẻ rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội. Mô hình “Hỗ trợ dạy nghề đối với trẻ em có HCĐBKK dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020” do Trung tâm Công tác xã hội tỉnh thực hiện từ năm 2015. Qua các năm triển khai, Trung tâm Công tác xã hội đã phối hợp với UBND cấp xã, cộng tác viên thôn, khu khảo sát nhu cầu học nghề của gần 1.200 trẻ em có HCĐB khó khăn trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi của các địa phương: Thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí; thị xã Quảng Yên, Đông Triều; huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà. Kết nối vận động các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho nhóm đối tượng này.

 

Tin liên quan
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ