Làm gì để ngăn ngừa dị vật ở trẻ em?

 
Dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được. Từ đầu năm đến nay, khoa Tai Mũi Họng (TMH) Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận và điều trị tất cả 75 trường hợp dị vật đường thở, đường ăn. Dị vật đường thở, đường ăn là loại bệnh cấp cứu thường gặp nhất của khoa Tai Mũi Họng trong thời gian gần đây. Làm thế nào để ngăn ngừa dị vật ở trẻ em, chúng tôi đã trao đổi với bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1.

Thưa bác sĩ, loại dị vật gì thường gặp nhất ở trẻ em ?
   BS.Đặng Hoàng Sơn: Dị vật thường gặp nhất ở đường ăn là xương cá, kế đến là những đồng xu. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi có tất cả 20 trường hợp dị vật là những đồng xu. Loại dị vật thường gặp nhất ở đường thở là hạt dưa, hạt mãng cầu và một vài trường hợp là hạt đậu phộng. 
   Theo bác sĩ, cần làm gì để ngăn ngừa dị vật ở trẻ em ?
   BS.Đặng Hoàng Sơn: Để hạn chế dị vật ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần chú ý những điều sau đây:
- Khi nấu cháo cá, nên chọn loại cá to, ít xương, tốt nhất là chọn phần phi lê.
- Hãy cẩn thận với những đồng tiền xu vì các cháu nhỏ có khuynh hướng bỏ vào miệng những gì đang cầm trên tay.
- Không nên cho các cháu nhỏ ăn hạt dưa vì khi cười, nói rất dễ rơi vào đường thở.
- Khi cho trẻ ăn trái cây nên xẻ ngang vì dễ kiểm soát và loại bỏ các hạt bên trong hơn xẻ dọc.
                                                                                                              Theo eva.vn

Tin liên quan
Biểu hiện của viêm đường hô hấp trên cấp ở trẻ
Làm gì khi trẻ bị chó cắn?
Các bệnh ngoài da ở trẻ khi vào hè
Các câu hỏi liên quan đến bệnh sốt xuất huyết trẻ em
Những ngộ nhận về bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ
13 điều sai lầm nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Làm gì khi trẻ ho
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ
5 dấu hiệu xấu về sức khỏe bé sơ sinh
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ