Một số bệnh của trẻ em do cha mẹ vô tình gây ra

Trong trường hợp thấy bé vàng da (nhất là gan bàn tay, bàn chân) nhưng mắt và nước tiểu không vàng, bé vẫn vui vẻ, lên cân... thì phải nghĩ ngay đến vàng da do thừa carotene, hậu quả của việc ăn quá nhiều cà rốt, bí đỏ, rau dền... Cách chữa duy nhất là ngừng các thức ăn này chừng hai tuần lễ, bệnh sẽ tự nhiên khỏi.

Trong mùa nắng nóng, nhiều bà mẹ hốt hoảng khi thấy con đi tiểu liên tục, sút cân, mất ngủ, khô họng. Tưởng con bị nhiệt, họ cố ép trẻ uống nhiều thứ nước lá giải nhiệt, nhưng càng uống, các triệu chứng càng trầm trọng. Họ không biết rằng chính các thứ nước "làm mát" đã gây ra tình trạng trên.

Khi tiếp nhận những bệnh nhi đi tiểu quá nhiều trong mùa nóng nhưng kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường, bác sĩ sẽ hỏi bà mẹ có cho trẻ uống "nước mát" không? Đa số trường hợp là có. Nước này được nấu với các loại thuốc giải nhiệt như rễ tranh, râu ngô, mía lau, mã đề... Đây đồng thời là những chất lợi tiểu, khiến thận làm việc mạnh hơn, tiểu nhiều hơn. Nhiều người tưởng rằng đi tiểu được nhiều là mát. Nhưng thực ra, mát đâu không thấy, chỉ thấy mất nước, muốn uống nước; và càng uống nước "mát", trẻ càng "nóng" thêm.

Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần ngừng ngay việc dùng nước mát và cho uống nước thường đun sôi để nguội. Sau vài ba hôm, trẻ sẽ khỏi.

Táo bón

Nhiều trẻ bú mẹ, do sữa mẹ tốt, được hấp thu trọn vẹn nên không còn bã, phải 5-7 ngày mới đi tiêu được một lần. Trẻ vẫn khỏe và vẫn lên cân đều đều. Tuy nhiên, bà mẹ "suy bụng ta ra bụng... trẻ", buộc trẻ mỗi ngày phải đi tiêu một lần. Nếu không được vậy thì cho là bón, thế là đến nhà thuốc mua thuốc bơm hậu môn. Thuốc bơm vào hậu môn gây nóng rát, khiến trẻ đau bụng dữ dội mà không biết "ăn nói" ra sao. Lâu ngày, bé mất phản xạ đi tiêu, đợi bơm mới đi, không thì thôi, thành ra táo bón thật.

Đối với trường hợp này, khi bé được 4 tháng tuổi trở đi, cần cho ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ. Dần dần, bé sẽ hết "bón"!

Vàng da

Khi thấy trẻ bị vàng da, nhiều bậc cha mẹ phát hoảng, lo con bị viêm gan, bắt đi làm đủ thứ xét nghiệm, làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Trong trường hợp thấy bé vàng da (nhất là gan bàn tay, bàn chân) nhưng mắt và nước tiểu không vàng, bé vẫn vui vẻ, lên cân... thì phải nghĩ ngay đến vàng da do thừa carotene, hậu quả của việc ăn quá nhiều cà rốt, bí đỏ, rau dền... Cách chữa duy nhất là ngừng các thức ăn này chừng hai tuần lễ, bệnh sẽ tự nhiên khỏi.

Ho

Chứng này thường do người cha gây ra. Nếu trẻ ho kéo dài, kèm theo khò khè, chữa mãi không khỏi, cần xem lại người cha có hút thuốc không. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc chỉ ngửi khói thuốc thôi cũng hại không kém so với hút trực tiếp. Người cha cần phải cai thuốc hoặc chỉ hút khi không có mặt trẻ.

Nếu người cha không hút thuốc thì cần nghĩ đến máy lạnh. Ở nhiệt độ mà cha mẹ thấy dễ chịu, trẻ thường bị viêm phế quản, viêm phổi

Theo BS Đỗ Hồng Ngọc, báo Sức Khỏe & Đời Sống.


Tin liên quan
Chăm sóc răng cho trẻ như thế nào?
4 nhóm trẻ không được tiêm phòng sởi
Thuốc Bronchovaxom có phòng được bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ?
Tác dụng phụ của việc tiêm chủng là gì?
Trẻ viêm tai giữa có thể điếc nếu bố mẹ sơ ý
Làm gì để ngăn ngừa dị vật ở trẻ em?
Biểu hiện của viêm đường hô hấp trên cấp ở trẻ
Làm gì khi trẻ bị chó cắn?
Các bệnh ngoài da ở trẻ khi vào hè
Các câu hỏi liên quan đến bệnh sốt xuất huyết trẻ em
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ