Rối loạn hành vi và các vấn đề, phương pháp can thiệp về rối loạn hành vi

1.     Rối loạn hành vi chống đối xã hội
Tất cả trẻ em đều có thể có hành vi tiêu cực trong khi tự khẳng định mình, nhưng những hành vi như: khiêu khích công khai, không hợp tác và hành vi thù hằn trở thành một vấn đề quan tâm trầm trọng khi nó là những biểu hiện liên tục thường xuyên hơn so với hành vi của trẻ khác ở cùng lứa tuổi và cùng mức phát triển, khi nó ngăn cản kiểu phát triển bình thường trong các lĩnh vực chính yếu trong đời sống của trẻ. Các triệu chứng như là những cơn nổi giận, tranh cãi quá mức với người lớn, chống đối chủ động với những yêu cầu và luật lệ, cố gắng có chủ ý làm phiền lòng hay gây tức giận cho người khác, đổi lỗi cho người khác, khó chịu và dễ bị phiền lòng do người khác, biểu hiện giận dữ và oán trách  là những đặc tính thường gặp của vấn đề này. Mặc dù nguyên nhân của những kiểu hành vi như vậy vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ, tiền sử sớm của những trẻ có thách thức và chống đối thường được biểu hiện bởi sự khó khăn trong việc thoả mãn được các mục tiêu về cảm xúc trong giai đoạn sớm một cách đầy đủ, bao gồm việc điều chỉnh cảm xúc. Tín hiệu cảm xúc hai chiều qua lại với người khác liên quan đến mức độ đầy đủ về những cảm xúc, tính quyết đoán có xây dựng, ấm ức và mất mát là những thách thức đặc biệt ở những trẻ này. Ngoài ra nhiều bố mẹ báo cáo rằng con của họ có chẩn đoán này thường nhạy cảm hơn trẻ khác đối với mức độ trải nghiệm, như là đối với những âm thanh khác nhau, các kiểu xúc giác khác nhau, và những trẻ này dường như cố gắng kiểm soát môi trường, kết quả là có nhiều cuộc chiến xảy ra.
1.1. Các vấn đề về rối loạn hành vi
Nguyên nhân gây ra rối loạn hành vi
Rối loạn hành vi thường được gọi với tên khác là: Rối loạn thách thức chống đối. Theo: American Academy of Child and Adolescent Psychiatry - AACAP (Viện tâm thần học trẻ em và vị thành niên Hoa kỳ) là một tổ chức hiệp hội của chuyên gia hàng đầu ở Mỹ về điều trị và cải thiện cuộc sống cho trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình bị ảnh hưỡng bởi những rối loạn thuộc về tâm bệnh này.
Rối loạn thách thức chống đối (ODD - Oppositional Defiant Disorder) được cho là được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, và xã hội (caused by a combination of biological, psychological, and social factors). Rối loạn thách thức chống đối có xu hướng xảy ra trong gia đình với tiền sử mắc phải Rối loạn thiếu chú ý (ADD- Attention Deficit Disorder), hiếu động thái quá thiếu chú ý (ADHD), rối loạn sử dụng chất kích thích, tâm trạng rối loạn như trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.
Trạng thái của rối loạn hành vi
Hầu hết những trẻ có rối loạn thách thức chống đối thường không để ý đến vấn đề của chúng. Thực ra, theo nhìn nhận của chúng, những vấn đề này nằm ở những đòi hỏi đối với sự thích hợp mà người khác làm cho trẻ. Tính xung động, cẩu thả của trẻ dẫn đến những hành vi mà người lớn thấy không thể chấp nhận được, mặc dù trẻ biết rõ ràng về hậu quả của những hành vi này. Mặc dù việc biểu lộ hối hận và ăn năn có thể xảy ra sau một vài hành động chống đối, nhưng những trẻ có thách thức thường cảm thấy bị phán xét về hành vi của chúng và xem chính mình như là nạn nhân của sự phán xét. Không được người khác chấp thuận tái diễn có thể làm xói mòn cảm nhận về bản thân liên tục ở trẻ thách thức, điều này làm cho trẻ dễ có tính gây tổn thương cho mình và bị chia cắt trong nội tâm.Việc trẻ không có khả năng chứng tỏ được tính thành thạo của mình làm cho những trẻ này cảm thấy dễ bị tổn thương một cách đặc biệt đối với sự phê bình và thất bại.
1.2. Phương pháp can thiệp với những trẻ rối loạn hành vi
  Ngăn chặn rối loạn hành vi
- Trẻ em trong độ tuổi đi học, quản lý của bố mẹ, đào tạo kỹ năng xã hội, các chương trình quản lý giải quyết xung đột và sự tức giận đã được sử dụng với mức độ thành công khác nhau. Đối với thanh thiếu niên, các chương trình tâm lý giáo dục, bao gồm cả can thiệp nhận thức và đào tạo kỹ năng, đào tạo nghề và các chuẩn bị mang tính tư duy được đặt ra để làm giảm các hành vi gây rối.
- Một số các chương trình phòng ngừa rối nhiễu thách thức chống đối dựa trên trường học đạt kết quả đầy hứa hẹn. Trọng tâm của các chương trình phạm vi trường học là phòng ngừa bị bắt nạt, chương trình can thiệp nhằm giảm các hành vi chống đối xã hội và giúp đỡ trẻ em kháng lại ảnh hưởng tiêu cực từ các nhóm bạn bè. Tuy nhiên, có một số bằng chứng rằng điều trị nhóm cũng có thể có tác động tiêu cực đến kết quả, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên đã có dấu hiệu và triệu chứng  gặp phải  nhiều khó khăn.
Trị liệu rối loạn hành vi
- Không có điều trị duy nhất cho tất cả các trẻ em và thanh thiếu niên có rối loạn hành vi (ODD). Kế hoạch điều trị hiệu quả nhất sẽ được dùng cho từng cá nhân với nhu cầu của mỗi trẻ và  gia đình. Phương thức điều trị cụ thể có thể hữu ích cho một đứa trẻ, tùy thuộc vào  tuổi tác, mức độ nghiêm trọng của bộc lộ vấn đề, và các mục tiêu, nguồn lực, và hoàn cảnh của gia đình. Điều trị phải theo kế hoạch cho một thời gian đầy đủ (thường là vài tháng hoặc lâu hơn) và có thể yêu cầu nhiều thời kỳ hoặc liên tục hay định kỳ phiên "tăng cường". Điều trị thường sẽ bao gồm cả điều trị cá nhân và trị liệu gia đình. Nó cũng có thể bao gồm làm việc với giáo viên của đứa trẻ hay nơi trường học. Việc điều trị cũng có thể bao gồm việc sử dụng thuốc, mặc dù thuốc hiếm khi được coi là một sự can thiệp đầy đủ hoặc thích hợp cho trẻ em rối nhiễu thách thức chống đối.
- Hai phương pháp điều trị cho trẻ em rối loạn hành vi bao gồm: Một là điều trị theo cách tiếp cận cá nhân là đào tạo kỹ năng giải quyết vấn đề. Hai là, trị liệu bằng phương pháp can thiệp gia đình bao gồm đào tạo kỹ thuật giám sát kỷ luật hiệu quả và phù hợp với lứa tuổi.
- Với trẻ em mẫu giáo, thường được nhấn mạnh trên cơ sở đào tạo và giáo dục cho bố mẹ. Đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, can thiệp trong trường học, điều trị dựa trên gia đình, và trị liệu cá nhân thường được kết hợp. Trong tất cả các lứa tuổi, thuốc có thể là một thành phần có ích điều trị để giúp các triệu chứng chỉ định cụ thể hoặc để điều trị đồng thời các điều kiện khác chồng chéo như (trầm cảm, ADHD, hoặc rối loạn lo âu), mặc dù không có thuốc duy nhất mà cụ thể để điều trị cho trẻ mắc rối nhiễu thách thức chống đối. Ngoài ra, còn có các dữ liệu nghiên cứu cho thấy, tính hạn chế về an toàn và hiệu quả của thuốc trong điều trị của rối nhiễu thách thức chống đối. Phụ huynh nên thảo luận về những rủi ro tiềm năng và lợi ích của các loại thuốc cụ thể với bác sĩ của con em mình. Nói chung, các thuốc này chỉ nên sử dụng khi có cơ sở về các triệu chứng hoặc hành vi thật rõ

Tin liên quan
Rối loạn tăng động giảm chú ý, đặc trưng, biểu hiện và phương pháp trị liệu
Tự kỷ là gì, nguyên nhân và phân loại các dạng tự kỷ
Trầm cảm là gì?
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và những phương pháp can thiệp đối với trẻ
Câu hỏi: Rối nhiễu tâm trí là gì?
Câu hỏi: Những nguyên nhân và các vấn đề liên quan đến rối nhiễu tâm trí, bệnh tâm thần ở trẻ em?
Câu hỏi: Hậu quả của rối nhiễu tâm trí đối với trẻ em?
Câu hỏi: Tại sao cần có người chăm sóc trẻ trong hoạt động chăm sóc, nhận biết và phòng tránh rối nhiễu tâm trí ở trẻ em
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý của trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi?
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ