Rối loạn hành vi ứng xử, trạng thái và phương pháp can thiệp

 Các vấn đề về rối loạn hành vi ứng xử
1.      Khái niệm rối loạn hành vi ứng xử
Rối loạn hành vi ứng xử là một thuật ngữ rộng dành cho một nhóm có sự phức tạp về các vấn đề hành vi khiêu khích và cảm xúc ở trẻ. Những điểm chính yếu của rối loạn này là sự thờ ơ đối với người khác, tính xung động, và không ổn định về cảm xúc. Trẻ lớn và trẻ vị thành niên có rối loạn cư xử có khó khăn rõ rệt khi phải theo luật và cư xử theo cách xã hội chấp nhận được. Nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc phát triển của rối loạn cư xử, bao gồm: hủy hoại não, lạm dụng trẻ, nhạy cảm về di truyền, thất bại ở trường học, các mối quan hệ không đầy đủ và kinh nghiệm sang chấn trong cuộc sống. Nhiều trẻ có rối loạn cư xử có các triệu chứng khác đi kèm theo như rối loạn khí sắc, lo âu, các vấn đề về học tập, hội chứng sau sang chấn, lạm dụng chất, tăng hoạt động kém chú ý, các vấn đề về học tập… 
1.       Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn hành vi ứng xử: Do tính khí; trẻ bị tổn thương não, có vấn đề khó khăn trong việc xử lý thông tin, cha mẹ bất hòa, thường xuyên bạo hành nhau…Cũng có trường hợp trẻ phải chịu một áp lực nào đó trong chuyện học, trong tình cảm (bị bạn ruồng bỏ, đơn độc vì là con duy nhất)… Một nguyên nhân cũng rất quan trọng là môi trường sống, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử... .
3. Trạng thái của rối loạn hành vi ứng xử ở trẻ em:
- Rối loạn hành vi ứng xử là rối loạn thường được chẩn đoán nhất ở trẻ em trong các khoa ngoại trú và nội trú về tâm lý hay tâm thần. Người ta ước lượng chừng khoảng 6% tất cả các trẻ có rối loạn cư xử, xảy ra nhiều ở trẻ nam hơn trẻ nữ.Trẻ nữ thường khởi phát ở tuổi vị thành niên, ngược lại đối với trẻ nam, khởi phát thường ở tuổi nhỏ hơn và liên quan đến gây hấn nhiều hơn.
- Trẻ khác, người lớn và những người có liên quan đến trẻ thường xem những trẻ này là “xấu” hoặc phạm tội hơn là có khó khăn về tinh thần, phần lớn là bởi vì bản chất hành vi của trẻ.  Những triệu chứng biểu hiện của rối loạn cư xử bao gồm:
+ Gây hấn với người và thú vật (đe dọa người khác, tấn công, sử dụng vũ khí có khả năng gây hại nghiêm trọng, ví dụ như: dùng dao, gạch đá, chai vỡ.., ăn cắp khi có mặt người khác).
+ Hủy hoại tài sản (vẽ bậy lên nhà, hủy hoại xe, đốt lửa nhằm hủy hoại tài sản của người khác).
+ Nói dối để lừa người khác hay ăn cắp (đột nhập vào nhà ai đó, nói dối để có được đồ hay những thứ ưa thích, hoặc để tránh bị bắt buộc, ăn cắp đồ khi không có mặt người khác).
+ Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ (trẻ đi khỏi nhà vào ban đêm mặc dù bố mẹ có nhà, chạy khỏi nhà, trốn học)
- Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ nhỏ có rối loạn loạn hành vi ứng xử sẽ có vấn đề tiếp tục nếu trẻ và gia đình không nhận được điều trị sớm và đúng cách. Nhiều trẻ có rối loạn hành vi ứng xử không thể đáp ứng với những đòi hỏi khi trưởng thành và tiếp tục có hành vi chống đối xã hội, vấn đề với mối quan hệ, mất công ăn việc làm, vi phạm luật pháp.
- Những trẻ này và những trẻ vị thành niên không ý thức rõ được tình trạng cảm xúc và cũng không đáp ứng với cảm nhận của người khác. Bởi vì cảm xúc nằm ngoài tầm kiểm soát, một số nhà lâm sàng mô tả trẻ có rối loạn cư xử là những trẻ hưng phấn, vui thích khi làm  đau người khác, thiếu hối hận, tham lam và cơ hội. Một số trẻ có kinh nghiệm này nhưng một số trẻ khác thì không. Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có chẩn đoán này, nhìn chung khí sắc của trẻ không ổn, không điều chỉnh tốt. Trẻ không có khả năng dung nạp được những ấm ức khó chịu cho dù ít hoặc trẻ không có khả năng trì hõa lại sự thỏa mãn.
- Trẻ có thể biểu hiện tức giận khi chúng không được như ý muốn, trẻ cũng có khuynh hướng hài lòng khi chúng thành công. Ở thời điểm này, chúng biểu hiện cảm xúc sợ hãi, và trẻ có thể thừa nhận những cảm xúc sâu xa về nỗi đau khi không được chăm sóc và bị người khác bạo hành.Chúng thường biểu hiện thái độ chống đối người khác.
4. Phương pháp can thiệp với những trẻ gặp rối loạn hành vi ứng xử
Rối loạn hành vi ứng xử có nhiều tác động xấu đến đời sống của trẻ và người xung quanh. Trẻ thường vi phạm kỷ luật có thể phải nhận lãnh hậu quả nghiêm trọng về mặt luật pháp. Rối loạn ứng xử có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nếu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần hành vi hung hăng, phá hoại thì nên đưa đi khám tâm lý để tìm hiểu những yếu tố góp phần vào các rối loạn hành vi của trẻ.
Tùy theo tình trạng, trẻ sẽ được áp dụng các hình thức điều trị. Phương pháp trị liệu tâm lý cá nhân giúp trẻ hiểu những lý do khiến chúng hành động không tốt. Phương pháp này được áp dụng khi nhà trị liệu tâm lý đã tạo được niềm tin và cảm giác tiếp xúc cởi mở, thoải mái nơi trẻ. Trị liệu tâm lý theo nhóm có thể hữu ích cho trẻ vị thành niên vì các em dễ dàng tiếp cận các bạn cùng trang lứa hơn với nhà trị liệu. 
Phương pháp trị liệu nhận thức tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm giúp trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề, cách ứng xử mới với các tình huống.Ngoài ra, các nhà trị liệu còn huấn luyện cách xử trí của phụ huynh để giúp bố mẹ biết cách tương tác với con. Cũng cần có sự can thiệp của trường học, đặc biệt là trẻ khiếm khuyết học tập cần có chương trình giáo dục đặc biệt. Trong một số trường hợp, nếu có kèm theo trầm cảm hoặc tăng động kém tập trung, trẻ được điều trị bằng thuốc.
Nếu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các hành vi hung hăng, phá hoại thì nên đưa trẻ đến khám tâm lý. Mục đích của việc khám tâm lý là để tìm hiểu những yếu tố góp phần vào các rối loạn hành vi của trẻ.
Việc điều trị rối loạn ứng xử cũng không quá khó khăn, chỉ cần các bậc phụ huynh luôn quan tâm, kịp thời phát hiện những bất thường nơi trẻ để sớm đưa con đi trị liệu tâm lý.
 

Tin liên quan
Rối loạn hành vi và các vấn đề, phương pháp can thiệp về rối loạn hành vi
Rối loạn tăng động giảm chú ý, đặc trưng, biểu hiện và phương pháp trị liệu
Tự kỷ là gì, nguyên nhân và phân loại các dạng tự kỷ
Trầm cảm là gì?
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và những phương pháp can thiệp đối với trẻ
Câu hỏi: Rối nhiễu tâm trí là gì?
Câu hỏi: Những nguyên nhân và các vấn đề liên quan đến rối nhiễu tâm trí, bệnh tâm thần ở trẻ em?
Câu hỏi: Hậu quả của rối nhiễu tâm trí đối với trẻ em?
Câu hỏi: Tại sao cần có người chăm sóc trẻ trong hoạt động chăm sóc, nhận biết và phòng tránh rối nhiễu tâm trí ở trẻ em
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý của trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ