Phương pháp can thiệp với những trẻ tự kỷ

   1.  Phát hiện sớm tự kỷ:
- Phát hiện sớm thường trước 3 tuổi. Sớm nhất có thể là 6 - 18 tháng. Những trường hợp được khẳng định là tự kỷ ở độ tuổi dưới 18 tháng là những trường hợp tự kỷ điển hình. Thông thường, trẻ tự kỷ thường được bố mẹ đưa đi khám ở chỗ thầy thuốc nhi khoa, hoặc thầy thuốc tai, mũi, họng hoặc một số chuyên khoa khác. Bố mẹ là người đầu tiên phát hiện thấy con mình có những dấu hiệu không bình thường so với các trẻ khác. Có bố mẹ thấy trẻ 3 tuổi mà chưa biết nói. Trường hợp khác, họ nghi ngờ liệu con mình có bị điếc hay không? Vì trẻ dửng dưng, không có đáp ứng gì khi được gọi tên nhưng lại rất thích khi nghe các âm thanh quảng cáo trên ti vi. Có một số đặc điểm để phát hiện nhưng tiêu biểu là họ phát hiện con mình không bao giờ nhìn vào mặt người đối diện, điều này xảy ra ở hầu hết các trường hợp.
- Khi gặp vấn đề các bậc phụ huynh đều đem con mình tới gặp bác sĩ. Nhiều khi, thầy thuốc không thuộc lĩnh vực chuyên khoa lại trấn an bố mẹ trẻ rằng đứa trẻ trông khỏe mạnh, không có vẻ gì ốm đau, hãy đợi thêm một thời gian nữa. Đặc biệt có những trường hợp, con của hai bố mẹ đều là nhân viên y tế, lại được chẩn đoán tự kỷ từ lúc trẻ đó 8 tuổi. Có thể nói hiện nay ở nước ta, việc phát hiện sớm được hay không là tùy thuộc chủ yếu vào bố mẹ. Họ có theo dõi và phát hiện được những dấu hiệu khác thường về khả năng và tính cách của trẻ hay không. Họ có quyết định dứt khoát tiếp tục tìm kiếm đến những thầy thuốc chuyên khoa hay không?
- Những trường hợp bị phát hiện muộn thường do trẻ bị tự kỷ nhẹ, do thiếu hiểu biết về các mốc phát triển bình thường về ngôn ngữ và hành vi của trẻ, đặc biệt do các dấu hiệu để xác định tự kỷ chưa rõ ràng. Những tiêu chuẩn phát hiện này phải được phổ cập tới mọi thầy thuốc làm việc với trẻ em. Đôi khi, cũng do bố mẹ chưa biết phải đưa con đến nơi nào là đúng chuyên khoa để khám.
Tác dụng của việc phát hiện sớm tự kỷ  
- Việc phát hiện sớm có thể can thiệp sớm, giúp trẻ phát triển theo hướng bình thường. Tiếng nói của trẻ phát triển là nhờ quá trình tương tác giữa các kích thích của môi trường ngoài và các quá trình sinh học thần kinh. Có những cơ sở về mối liên hệ giữa sự phát triển sinh học thần kinh và can thiệp sớm. Đó là:
- Đối với sự phát triển bình thường, trẻ có nhiều tế bào thần kinh hơn so với cần thiết, những tế bào thừa ra này sẽ bị giảm tải hoặc bị loại. Nếu không có hiện tượng này, sự kích thích quá mức ở não có thể gây tác động xấu đến việc tiếp thu và phát triển. Can thiệp sớm xảy ra khi quá trình giảm tải này diễn ra, các kích thích quá mức ở não có thể gây tác động xấu đến việc tiếp thu và phát triển. Can thiệp sớm xảy ra khi quá trình giảm tải này diễn ra, các kích thích từ bên ngoài có thể tham gia vào quá trình giảm tải này.
- Có những thời kì nào phát triển khá nhạy cảm, khi ấy sự tiếp thu xảy ra dễ dàng và nhanh chóng mặc dù trẻ không thực chú ý vào các kích thích. Chẳng hạn lúc nhỏ, trẻ nghe thấy mọi sự khác nhau giữa các âm thanh lời nói chúng nghe. Vào khoảng 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt âm thanh này theo các nhóm có đặc tính âm ngữ khác nhau của tiếng mẹ đẻ. Khi ấy, nếu hai người nói các âm thanh này theo cách khác nhau thì sự khác biệt nhỏ đó không làm trẻ lẫn lộn. Nguyên nhân chín là do trẻ bắt đầu hiểu nghĩa của từ. Can thiệp sớm càng gần thời kì nhạy cảm càng tốt.
- Não có khả năng bù trừ những chức năng bị tổn hại. Ví dụ: một vùng của não bị tổn thương, chức năng của vùng đó sẽ được một vùng khác thay thế. Sự bù trừ này được gọi là tái tạo thần kinh. Sự tái tạo này không giống nhau ở các vùng khác nhau của não, nhưng ở não của trẻ nhỏ sự tái tạo rất mạnh mẽ. Nếu can thiệp sớm, ở thời kì tái tạo thần kinh, sự phát triển của kỹ năng này có thể tạo thuận lợi cho kỹ năng phụ trợ khác. Chẳng hạn, nếu kỹ năng thị giác không gian phát triển, phát triển nhận thức đồ vật, chúng sẽ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và phát triển kỹ năng xã hội.
- Sự gián đoạn không được can thiệp của một phần vùng não sẽ khiến cả vùng não bị bỏ rơi, mà lẽ ra chức năng của nó có thể bình thường hoặc chỉ bị giảm thiểu. Can thiệp sớm đến vùng bị khuyết sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến sẽ phát triển về xã hội và giao tiếp.
Dấu hiệu sàng lọc phát hiện trẻ tự kỷ
- Dấu hiệu sàng lọc là những dấu hiệu chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ. Những dấu hiệu này được Baron - Cohen, Allen và Gilber sử dụng từ năm 1992 để sàng lọc trong 12.000 trẻ em ở độ 18 tháng tuổi. Sau đó chọn được 9 dấu hiệu đặc hiệu được dùng dưới dạng bộ câu hỏi khẳng định, rất dễ dùng tại các phòng khám nhi. Bộ câu hỏi này có tên là Bảng kê dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em mới biết đi (Checklist for Autism in Todller CHAT).
- Bộ câu hỏi CHAT có tính đặc hiệu cao. Nghĩa là trẻ có những dấu hiệu này thì nguy cơ bị tự kỷ cao, nhưng nó lại có độ nhạy thấp. Nghĩa là nếu trẻ bị tự kỷ nhẹ, thì có những dấu hiệu trên sẽ không quan sát thấy, dễ bỏ sót trẻ bị nhẹ hoặc không điển hình. Để bổ sung vào bộ câu hỏi này, năm 2001 Robin, Barton và Green đã bổ sung thêm 14 câu thuộc các lĩnh vực rối loạn vận động, quan hệ xã hội, bắt chước và định hướng. Bộ câu hỏi bổ sung có tên gọi là M-CHAT 2001, được dùng để sàng lọc trẻ tự kỉ trong độ tuổi 18 - 36 tháng. Như vậy, trắc nghiệm sàng lọc trẻ tự kỷ vừa phải dễ sử dụng, thực hiện một cách nhanh chóng, đặc hiệu, nhạy và đáng tin cậy.
Terylynn Tyrel -Tiến sĩ khoa Giáo dục Đặc biệt, Đại học John Hopkin, năm 2006 đã biên soạn ra 9 dấu hiệu dưới đây từ rất nhiều nghiên cứu khác. Đây là bộ câu hỏi sàng lọc tự kỷ ở trẻ dưới 18 tháng, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
  Các dấu hiệu sàng lọc phát triển trẻ tự kỷ:
+ Biết khoe?
+ Mắt nhìn linh hoạt, phù hợp?
+ Biết thể hiện nét mặt ấm áp, vui sướng?
+ Quay lại khi được gọi tên?
+ Chia sẻ mối quan tâm/thích thú?
+ Phối hợp các kĩ năng giao tiếp không lời?
+ Thể hiện các hành vi bất thường?
+ Các cử động hoặc tư thế lặp lại của cơ thể?
Trong đó, các dấu hiệu chủ chốt là:
+ Mắt nhìn thiếu linh hoạt, phù hợp.
+ Ít hoặc không biết chia sẻ cảm xúc.
+ Thiếu các cử chỉ và hành vi đồng thuận, biểu trưng (chẳng hạn gật đầu với ý nghĩa đồng ý; xua tay khi phản đối...).
+ Hạn chế sử dụng lời nói.
+ Thiếu các trò chơi giả vờ và hạn chế sử dụng đồ vật như thường lệ.
+ Có các cách thức giao tiếp khác thường (dùng tay người khác để chỉ, nhại lại lời...).
Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mĩ đã đưa ra các dấu hiệu báo động của tự kỷ là những trẻ:
+ Không bi bô, không biết dùng cử chỉ vào khoảng 12 tháng.
+ Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng.
+ Không biết đáp lại khi được gọi tên.
+ Không tự nói được câu có hai từ lúc 24 tháng.
+ Mất kĩ năng ngôn ngữ hoặc xã hội vào bất kì độ tuổi nào.
2. Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ:
Can thiệp sớm là gì?
- Can thiệp sớm là sự hướng dẫn sớm cho trẻ và gia đình trẻ.
- Can thiệp sớm trong năm năm đầu có thể làm tăng chất lượng cuộc sống cho trẻ và gia đình trẻ. Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên các cấp học khác và hội nhập vào quá trình học tập sau này của trẻ
Mục tiêu can thiệp sớm:
- Nhằm phát triển tối đa tiềm năng học ở trẻ, phát triển sự khỏe mạnh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ; giúp trẻ sống độc lập và có một cuộc sống càng bình thường càng tốt và để trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng đồng.
- Mục đích can thiệp không chỉ ở bản thân trẻ mà cả cuộc sống của trẻ trong hoàn cảnh gia đình.
- Can thiệp sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ vì trong vòng  năm năm đầu đời là thời điểm phát triển tối ưu của não bộ. Trong giai đoạn này, trẻ dễ dàng tiếp cận thông tin, hình thành các kỹ năng và phát triển ngôn ngữ. Chúng ta có thể dễ dàng uốn nắn trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực. Việc can thiệp cho trẻ có thể bắt đầu bất cứ lúc nào chúng ta phát hiện ra những điểm không bình thường ở đứa trẻ.
Thời gian và cường độ can thiệp:
Hầu hết các nghiên cứu về thời gian can thiệp cần thiết cho trẻ tự kỷ đều thấy rằng trẻ được can thiệp 40 giờ/tuần đều có sự tiến bộ rõ rệt. Trẻ cần được can thiệp với cường độ tích cực và thường xuyên trong thời gian dài mới giúp được trẻ phát triển tốt. Tuy nhiên, ngoài thời gian cường độ can thiệp các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả can thiệp là kinh nghiệm chung của giáo viên, sự tham gia của gia đìnhvà bản thân trẻ. Thời gian can thiệp bao lâu không quan trọng bằng việc trẻ được can thiệp những gì.
Quy trình tổ chức can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ:
Can thiệp sớm bao gồm nhiều dịch vụ tổng hợp với mục đích là để phát triển hết tiềm năng học hỏi ở đứa trẻ, để đứa trẻ sống càng bình thường càng tốt. Do vậy, can thiệp sớm là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, những giai đoạn này tạo thành một quy trình khép kín giúp cho các chuyên gia can thiệp sớm có thể hỗ trợ được một cách kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ và gia đình. Các giai đoạn của quy trình can thiệp sớm có thể được biểu diễn như một vòng xoay liên tục.
- Giai đoạn thắc mắc vấn đề:
+ Khởi đầu của quá trình can thiệp sớm là khi bố mẹ phát hiện ra những đặc điểm không bình thường trong sự phát triển của trẻ. Bố mẹ trẻ lo lắng và đưa con đi các nơi để tìm kiếm sự giúp đỡ.
+ Trong giai đoạn này tâm lý chung của các bậc phụ huynh đều mâu thuẫn, phức tạp. Bố mẹ trẻ có thể bị sốc, không tin, phủ nhận, giận giữ, đổ lỗi cho người khác, trầm cảm và sau cùng mới chấp nhận sự thật. Phản ứng của các chuyên gia cần phù hợp với tâm lý của bố mẹ, giúp bố mẹ trẻ bình tĩnh, thấu hiểu và tìm cách hành động vì đứa con của mình.
+ Chuyên gia cần lắng nghe thu thập mọi thông tin về trẻ để bước đầu có những tư vấn cần thiết cho bố mẹ và có hướng để can thiệp cho trẻ.
- Giai đoạn chẩn đoán đánh giá:
+ Chẩn đoán và đánh giá là quá trình thu thập thông tin, là xác định có mặt hay vắng mặt của một hay nhiều đặc tính ở đối tượng cần nghiên cứu để có thể đưa ra quyết định.
+ Có ít nhất 3 phương pháp thu thập thông tin về trẻ:
Kiểm tra trực tiếp
Quan sát tự nhiên
Phỏng vấn/đặt câu hỏi
Kiểm tra trực tiếp là việc sử dụng các thủ tục hay kỹ thuật nhằm lượng hóa một cấu trúc, một thuộc tính hay phẩm chất. Trong kiểm tra trực tiếp người ta thường sử dụng các trắc nghiệm tâm lý (test), các thang đo, các bảng kê, bảng hỏi…
Quan sát tự nhiên là ghi lại một cách có hệ thống và có kế hoạch các hành vi khi nó xuất hiện trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.
Phỏng vấn/đặt câu hỏi là quá trình thu thập thông tin thông qua việc đưa các câu hỏi cho bố mẹ và các thành viên liên quan.
+ Mục tiêu của chẩn đoán, đánh giá
Đánh giá những mặt mạnh và xác định nhu cầu đặc biệt của trẻ (tình trạng, mức hoạt động trong các lĩnh vực: Thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, kỹ năng thích ứng, tình cảm xã hội, hành vi…)
Những mặt mạnh và nhu cầu đặc biệt của bố mẹ trẻ và các thành viên trong gia đình trẻ.
Nguyên nhân của bệnh:
Các công cụ thường được sử dụng trong quá trình chẩn đoán đánh giá:
Những bài kiểm tra tâm lý (trắc nghiệm chuẩn bố mẹ và những thành viên khác trong gia đình).
Các bảng hỏi.
Phỏng vấn
Những nghiên cứu của những nhà chuyên môn khác.
Đánh giá trẻ dựa trên chương trình phát triển (từng bước nhỏ một).
Quan sát tự  nhiên (đánh giá dựa vào vui chơi, quan sát trẻ trong gia đình, quan sát trẻ tại trường, quan sát khi tương tác với bố mẹ).
3. Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ
Những phương pháp chăm chữa trong y học dành cho trẻ tự kỷ
  - Sử dụng hóa lược
  - Giải độc hệ thống
  - Ăn kiêng
  - Vật lí trị liệu
  - Phản hồi thần kinh (Norofeedback)
  - Oxi cao áp (hyperbaric oxygen - HBO)
  Những phương pháp chăm chữa cho trẻ tự kỷ trong lĩnh vực tâm lý và giáo dục
  - Phương pháp tâm vận động
  - Phương pháp trị liệu ngôn ngữ và lời nói
  - Phương pháp trị liệu thông qua các môn nghệ thuật
  - Phương pháp OT (Occupatoin Therapy - hoạt động trị liệu)
  - Phương pháp SI (Seensory Integration Hòa nhập cảm giác
  - Phương pháp TEACCH (Treatment and Education Autistic Children Communication Handicap - trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp)
  - Phương pháp PECS (Pictures Exchange Communication System - Hệ thống giao tiếp trao đổi hình)
  - Phương pháp COMPC (Communcation Picture)        
  - Phương pháp PCS (Picture Communication Symbols)
  - Phương pháp RID - Can thiệp phát triển quan hệ xã hội
  - Phương pháp ABA (Applied Behavior Analysics - Phân tích hành vi ứng dụng)
 
 

Tin liên quan
Rối loạn hành vi ứng xử, trạng thái và phương pháp can thiệp
Rối loạn hành vi và các vấn đề, phương pháp can thiệp về rối loạn hành vi
Rối loạn tăng động giảm chú ý, đặc trưng, biểu hiện và phương pháp trị liệu
Tự kỷ là gì, nguyên nhân và phân loại các dạng tự kỷ
Trầm cảm là gì?
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và những phương pháp can thiệp đối với trẻ
Câu hỏi: Rối nhiễu tâm trí là gì?
Câu hỏi: Những nguyên nhân và các vấn đề liên quan đến rối nhiễu tâm trí, bệnh tâm thần ở trẻ em?
Câu hỏi: Hậu quả của rối nhiễu tâm trí đối với trẻ em?
Câu hỏi: Tại sao cần có người chăm sóc trẻ trong hoạt động chăm sóc, nhận biết và phòng tránh rối nhiễu tâm trí ở trẻ em
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ