Phương pháp can thiệp với những trẻ rối loạn lo âu

Nguyên tắc điều trị lo âu chủ yếu là bằng các liệu pháp tâm lý, nếu cần dùng thuốc thì không dùng kéo dài và không dùng nhiều loại thuốc.
1.2.1. Sử dụng thuốc
- Điều trị thuốc khi có lo âu nặng nhằm làm giảm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật và các triệu chứng cơ thể ở giai đoạn đầu.
- Nhóm thuốc giải lo âu: Benzo iazepam (Seuxen, Tranxen…) hoặc atarax uống với liều thấp; Seduxen với liều 0,1 - 0,2mg/kg/ngày. Khi người bệnh có cơn hoảng sợ có thể cho tiêm bắp Seduxen liều 5 - 10mg/lần.
- Thuốc chống trầm cảm: Amitriptilin có thể chỉ định cho những bệnh nhân có nhiều than phiền về cơ thể hoặc có kết hợp bị trầm cảm, uống theo liều 25 -50mg/ngày. Đối với bệnh nhân có các triệu chứng ám ảnh nên chỉ định anafranin cũng với liều trên.Lưu ý các thuốc chống trầm cảm 3 vòng chỉ phát huy tác dụng điều trị sau khi uống thuốc từ 10 đến 14 ngày.
- Các vitamin và các yếu tố vi lượng như magie, canxi …
1.2.2. Các liệu pháp tâm lý
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu và lâu dài nhằm thay đổi nhận thức và giúp người bệnh có khả năng ứng phó với lo âu một cách tích cực và chủ động.
- Tham vấn tâm lý.
- Liệu pháp thư giãn: Hướng dẫn người bệnh những bài tập thả lỏng cơ kết hợp với tập thở khí công.
- Liệu pháp hành vi, nhận thức: Giúp cho người bệnh hiểu về bệnh, nhận ra những suy nghĩ chưa hợp lý và thay vào đó bằng những suy nghĩ hợp lý.
- Kết hợp trị liệu gia đình và liệu pháp nhóm.
1.2.3. Các điều trị hỗ trợ
Sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng, tổ chức cho bệnh nhân vui chơi, thường xuyên động viên bệnh nhân và gia đình.
1.2.4. Cán bộ xã hội cung cấp cho đối tượng các phương pháp ứng phó khi gặp phải vấn đề lo âu
- Các kỹ năng cơ bản sử dụng khi gặp phải vấn đề lo âu:
+ Nói chuyện: Khi gặp vấn đề lo âu chúng ta nên nói chuyện với bạn bè, người thân trong gia đình, người mà ta đánh giá cao quan điểm của họ và họ là những người lắng nghe. Họ có thể có những khúc mắc riêng của họ, hoặc biết về một ai đó mà đang có vấn đề rắc rối, và như vậy có thể cùng chia sẻ tâm trạng với chúng ta và cho chúng ta cách nhìn nhận mới mẻ.Chúng ta có thể học cách mà họ đã trải nghiệm và cách họ giải quyết vấn đề như thế nào. Cũng có nhiều chuyên gia để nói chuyện -  Bác sĩ gia đình, y tá, nhà tư vấn, cán sự xã hội hoặc nhà tâm lý học. Họ cũng có thể giúp ta liên lạc với những tổ chức cộng đồng có thể giúp ích cho ta.
Học cách thư giãn: Thật là tuyệt vời khi ta biết được những công nghệ thư giãn, một số loại này chỉ mất một chút thời gian. Những kỹ thuật luyện tập này giúp chúng ta trút bỏ căng thẳng và mang những căng thẳng của chúng ta trở lại chịu kiểm soát của ta. Các nhà chuyên môn sẽ giúp chúng ta làm việc này, nhưng cũng có nhiều nơi khác mà chúng ta có thể tự tìm mua được băng video và sách cho mình. Biết rõ phương pháp thư giãn làm chúng ta thêm vững tin vì biết rằng ta đang có một phương tiện "sơ cứu" bên trong. Những phương pháp thư giãn bắt buộc phải tập đều đặn và nhất thiết phải tập mỗi khi có một mối đe doạ khủng hoảng tinh thần.
Tự giúp đỡ: Cùng với việc thư giãn theo băng video và sách, có nhiều cách khác để điều khiển và làm chủ stress của chúng ta… Thuốc và những công nghệ tập thiền, mặc tưởng, yoga và bài tập nhẹ nhàng đều đặn, chế độ kiêng khem, và nên tập trung vào những mối quan tâm mang tính sáng tạo thì tốt hơn là những mối quan tâm mang tính cạnh tranh, sử dụng thời gian hiệu quả hơn, nghe nhạc thư giãn, viết nhật ký thường xuyên để gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực đồng thời củng cố những cảm giác tích cực, và theo học những lớp học mang tính quyết đoán nếu thấy thích hợp. Bất cứ dạng nào của sự tự quản lý đều làm tăng khả năng giải quyết vấn đề của chúng ta hiệu quả hơn cũng như làm tăng thêm lòng tự tin của chúng ta. Nó trả lại cho chúng ta sức mạnh để điều chỉnh mà đôi khi chúng ta cảm thấy rằng mình đã đánh mất rồi.
- Kỹ năng cơ bản sử dụng khi gặp phải vấn đề lo âu cấp:
Trong cơn hoảng sợ người ta thường thở nhanh thở gấp vì vậy cần hướng dẫn người bệnh cách thở chậm. Giải thích rằng thở nhanh gây ra cơn co thắt mạnh dẫn tới chóng mặt, đầu óc quay cuồng, lú lẫn, nhìn mờ và cảm giác không thực (do giảm oxy não) hậu qủa là tim đập nhanh, kiến bò đầu ngón tay; hai bàn tay, chân ướt lạnh và cứng đờ.
Kỹ thuật thở chậm:
+ Giữ nhịp thở đến 10.
+ Khi đạt tới 10 rồi thì nhẩm “thư thái”.
+ Thở vào và thở ra chu kỳ 6 giây.
Liệu pháp nhận thức:
+ Chứng minh bệnh nhân thường diễn giải thê thảm các cảm giảm bên trong (ví dụ: tim đập nhanh và kích thích bên ngoài; đi vào thang máy hoặc nơi khác có các cơn hoảng sợ trong quá khứ).
+ Thay đổi ý nghĩ khó chịu (cho rằng không thể thích nghi được; sợ rằng lo âu sẽ tiếp diễn).
Thuốc men:
+ Dùng trong thể nặng và không đạt kết quả với các ký thuật mô tả trên. Các thuốc được chỉ định:
+ Chống trầm cảm nhóm 3 vòng ví dụ:Amitriptilin (laroxyl).
+ SSRI (ức chế tái hấp thu Serotonin) Ví dụ: Paroxetin, Fluoxetin.
+ Các thuốc giải tỏa lo âu: nhóm Benzodiazepin tác dụng rất tốt nhưng có nguy cơ gây quen, gây nghiện.
- Kỹ năng cơ bản sử dụng khi gặp phải vấn đề lo âu lan tỏa:
Cách sử dụng chung là luyện tập, trấn tĩnh, tìm biện pháp giải tỏa lo âu, nhìn nhận và giải tỏa hợp lý về các tình huống lo âu.
Bệnh lo âu lan tỏa rễ nhận ra là mẫu suy nghĩ không thích hợp; Họ nghĩ về một điều xấu nhất và lo lắng hơn mọi người cùng cảnh ngộ. Vì vậy cần tập chung vào giải quyết các ý nghĩ không thực tế. Bởi vì bệnh nhân rất dễ dàng chìm ngập trong các lo âu hàng ngày nên hướng dẫn giúp giải quyết sắp xếp các vấn đề và giảm stress là có tác dụng.
(Chú ý: khuyên nhủ người bệnh không nên dùng rượu, thuốc lá, ma túy… để giải tỏa lo âu).
Ngoài ra dùng thêm thuốc:
+ Nên tránh các loại chất thuận lợi cho lo âu (café, chất kích thích…).
+ Khi phương pháp tâm lý không kết quả mới chỉ định thuốc.
+ Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, SSRI có hiệu quả với các triệu chứng lo âu lan tỏa, ám ảnh, cơn hoảng sợ, hiệu quả của thuốc thường xuất hiện sau 8 - 12 tuần. Cần tăng liều từ từ, nên uống thuốc sau bữa ăn: Doxepin, amtriptylin, anafranil…
+ Thuốc giải tỏa lo âu: Buspiron một số thuốc không thuộc nhóm Benzodiazepin được ưa dùng vì không gây quen, gây nghiện nên chỉ dùng liều thấp, ngắn ngày.
+ Các thuốc chống trầm cảm mới: có tác dụng tốt trên các rối loạn ám ảnh và hoảng sợ kịch phát, ám ảnh cưỡng bức. Hiệu của thuốc xuất hiện sau 8 - 12 tuần, các loại thuốc mới này có ít tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc IMAO, một số thuốc mới như: Fluoxetin, paroxetin, sertralim, venlafaxin, mirtazapin…
 

Tin liên quan
Phương pháp can thiệp với những trẻ tự kỷ
Rối loạn hành vi ứng xử, trạng thái và phương pháp can thiệp
Rối loạn hành vi và các vấn đề, phương pháp can thiệp về rối loạn hành vi
Rối loạn tăng động giảm chú ý, đặc trưng, biểu hiện và phương pháp trị liệu
Tự kỷ là gì, nguyên nhân và phân loại các dạng tự kỷ
Trầm cảm là gì?
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và những phương pháp can thiệp đối với trẻ
Câu hỏi: Rối nhiễu tâm trí là gì?
Câu hỏi: Những nguyên nhân và các vấn đề liên quan đến rối nhiễu tâm trí, bệnh tâm thần ở trẻ em?
Câu hỏi: Hậu quả của rối nhiễu tâm trí đối với trẻ em?
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ