Chậm phát triển trí tuệ là gì, phân loại và những khó khăn mà trẻ gặp phải khi chậm phát triển trí tuệ

1.       Khái niệm chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng: Trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm; khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi. Chậm phát triển kỹ năng “thích ứng” như: giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khoẻ và an toàn, học tập, sở thích và việc làm.
2.  Phân loại:
- Chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ:
+ Không cần trợ giúp thường xuyên.
+ Có khả năng giao tiếp bằng lời nói.
+ Có khả năng tự chăm sóc và làm các công việc đơn giản.
+ Có thể đi học.
- Chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình:
+ Cần trợ giúp thường xuyên ở các mức độ khác nhau.
+Có khả năng giao tiếp bằng lời nói nhưng nghèo nàn, không có nghĩa.
+ Có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản nếu được huấn luyện từ nhỏ.
+ Có thể đi học song gặp nhiều khó khăn hơn.
- Chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng:
+ Cần sự trợ giúp thường xuyên hàng ngày một cách tích cực.
+ Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói.
+ Không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản.
+ Không thể đi học.
- Chậm phát triển trí tuệ mức độ rất nặng:
+ Cần sự trợ giúp đặc biệt thường xuyên ở mức độ cao nhất.
+ Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói.
+ Không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản.
+ Không thể đi học.
3.       Các khó khăn mà trẻ em chậm phát triển trí tuệ gặp phải
Vấn đề tự chăm sóc
 - Trẻ có khó khăn khi học kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, tự chăm sóc và đi vệ sinh.
 - Một số trẻ có thể bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong cuộc sống hàng ngày.
 - Trẻ có thể có khó khăn khi ăn uống do thở bằng miệng, khe hở môi-hàm ếch, lưỡi dày và luôn thè ra ngoài, chảy nước dãi.
 - Trẻ có khó khăn trong việc đi lại trong cộng đồng và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
  - Vấn đề học tập
 - Kỹ năng chơi không phát triển hoặc kém phát triển.
 - Trẻ có khó khăn về đọc và học hành.
 - Vấn đề sở thích
 -  Trẻ chỉ có vài sở thích và mối quan tâm.
 - Vấn đề vận động cảm giác
 - Trẻ có thể chậm phát triển vận động so với tuổi (lẫy, ngồi, bò, đứng, đi).
 - Trẻ có thể có các vấn đề về cột sống và khớp: gù, vẹo, ưỡn cột sống; trật khớp háng; cứng khớp cột sống, khuỷu, háng, vai; tăng tầm vận động của khớp và duỗi khớp quá mức.
 - Trẻ có thể có các biến dạng bàn tay như: thừa ngón, ngón tay ngắn, dính ngón, mất ngón, toè ngón...
 - Trẻ có thể có tăng động hoặc giảm vận động.
 - Trẻ có thể có mất điều phối vận động.
 - Trẻ có thể bị động kinh.
 - Trẻ có thể có các dị tật về nhìn như lác mắt, sụp mí, rung giật.
 - Trẻ có thể có giảm hoặc tăng ngưỡng cảm nhận về sờ, tiền đình, cảm thụ bản thể sâu, nhìn, nghe, nếm, ngửi, đau.
 - Trẻ có thể bị giảm thính lực.
 - Trẻ có thể có các hành vi bất thường như tự kích thích (đập đầu, quay đầu...)
Nhận thức
- Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.
- Trí nhớ ngắn qua nhìn, nghe kém.
- Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề.
- Khó khăn khi định hướng.
   Tâm lý-xã hội
- Trẻ có thể kém tưởng tượng.
- Trẻ có thể tự kích động: đập đầu, lăn đùng ra đất.                        
- Trẻ có thể tự kích dục (sờ bộ phận sinh dục, thủ dâm).
- Trẻ có thể kém tự điều khiển nội tâm.
- Trẻ có thể kém kiểm soát hành động của mình.
- Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội.
- Trẻ có thể kém khi giao tiếp qua lại một - một, trong nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn.
4.  Một số bệnh liên quan đến chậm phát triển trí tuệ
   Hội chứng Down
- Là một bệnh gây nên bởi rối loạn nhiễm sắc thể (thừa NST 21) biểu hiện bằng chậm phát triển trí tuệ.
- Dấu hiệu nhận biết sớm:
+ Ngay sau sinh trẻ mềm nhẽo, ít khóc.
+ Bộ mặt đặc biệt: Mắt xếch, mí mắt lộn lên đôi khi bị lác, tai thấp, miệng trễ và luôn há, hàm ếch cao và hẹp, lưỡi dày và hay thè ra ngoài.
+ Đầu nhỏ và ngắn, gáy phẳng, cổ ngắn, vai tròn.
+ Bàn tay ngắn và to, các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Có một đường vân sâu nằm ngang đường bàn tay.
+  Bàn chân phẳng, ngón chân cái toè, khớp háng, cổ chân, khuỷu lỏng lẻo.
+ Trương lực cơ giảm.
+ Chậm phát triển về vận động: lẫy, ngồi, bế, đứng, đi.
+ Chậm phát triển về trí tuệ: chậm nói, chậm hiểu ngôn ngữ, khó khăn khi học các kỹ năng tự chăm sóc.
+ Cứ 10 trẻ Down có 1 trẻ bị tổn thương đốt sống cổ gây nên tổn thương tuỷ sống và bị liệt.
+ Cứ 3 trẻ Down có 1 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Không có khả năng có con.
Bệnh suy giáp trạng
- Là tình trạng thiếu hoocmon phát triển Thyroid của tuyến giáp gây nên chậm phát triển trí tuệ.
- Dấu hiệu nhận biết sớmDấiệu Điểm
+ Phù niêm (Bộ mặt đặc biệt): Mặt phị, mắt hùm hụp, lưỡi thè, tóc mọc thấp
+ Da nổi vân tím. 1
+ Thoát vị rốn. 1
+ Thóp sau rộng > 0.5 cm. 1
+ Chậm lớn (Chậm tăng cân và chiều cao). 1
+ Chậm phát triển vận động - trí tuệ. 1
+ Táo bón trên 3 tháng, kéo dài thường xuyên. 2
+ Vàng da sinh l. trên 30 ngày. 1
+ Thai già tháng trên 40 tuần. 1
+ Cân lúc đẻ > 3.5 kg 1
Tổng điểm 12
Nghi ngờ suy giáp nếu số điểm ở mức: > 4 đ
Xét nghiệm: Hoocmon giáp trạng bất thường: T3 và T4 giảm, TSH tăng.
Động kinh
- Bệnh động kinh là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh hệ như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ…Cơn động kinh tự bộc phát, bệnh nhân khó kiểm soát hay biết trước được.
- Bệnh động kinh có nhiều loại, với những triệu chứng khác nhau.
+ Phân loại theo dạng động kinh: Thể động kinh toàn thân, thể động kinh cục bộ và thể động kinh kịch phát Rolando.
+ Phân loại theo nguyên nhân:
Động kinh nguyên phát (vô căn): không tìm được tổn thương thực thể của não trong tiền sử và hiện tại, có thể do di truyền.
Động kinh triệu chứng (thứ phát): có các tổn thực thể ở não: như chấn thương não, u não 
+ Phân loại theo tiêu chuẩn y khoa quốc tế (năm 1981): Dựa trên triệu chứng lâm sàng và điện não đồ thay vì trên sinh lý hay cơ thể học có động kinh cục bộ và động kinh toàn thân.
+ Động kinh toàn thânVắng ý thức, động kinh giật cơ,động kinh giật  rung, động kinh co cứng,động kinh co cứng, giật rung, động kinh không co cứng.
- Chuẩn đoán:
+ Nhân chứng: Khi cơn động kinh xảy ra, người bệnh thường bị mất ý thức và không thể mô tả được triệu chứng. Một người khác quan sát cơn động kinh sẽ giúp y sĩ chẩn đoán dạng thể của cơn động kinh.
+ Điện não đồ giúp phân loại thể dạng của cơn động kinh. Chẩn đoán hình ảnh: CT scan, MRI. PET scan - giúp tìm nguyên nhân như u não, tai biến mạch máu mão, vv... .
 

Tin liên quan
Trầm cảm sau sinh: căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Phương pháp can thiệp với các trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phương pháp can thiệp với những trẻ em trầm cảm
Phương pháp can thiệp với những trẻ rối loạn lo âu
Phương pháp can thiệp với những trẻ tự kỷ
Rối loạn hành vi ứng xử, trạng thái và phương pháp can thiệp
Rối loạn hành vi và các vấn đề, phương pháp can thiệp về rối loạn hành vi
Rối loạn tăng động giảm chú ý, đặc trưng, biểu hiện và phương pháp trị liệu
Tự kỷ là gì, nguyên nhân và phân loại các dạng tự kỷ
Trầm cảm là gì?
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ