Tâm lý trẻ lên 6

Khi con bước vào lứa tuổi mầm non sung sướng (4-6 tuổi), rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn: Không biết tâm lý lứa tuổi này có gì đặc biệt?
 

Tâm lý trẻ lên 6
Khi con bước vào lứa tuổi mầm non sung sướng (4-6 tuổi), rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn: Không biết tâm lý lứa tuổi này có gì đặc biệt?
Bài viết này sẽ trả lời cha mẹ bé câu hỏi đó.
Ý thức về cái tôi ở trẻ phát triển mạnh
Trẻ hiểu được mình là như thế nào, có phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao mình lại làm việc này, mình làm việc này tốt hay chưa tốt, đúng hay sai. Chính nhờ ý thức bản ngã phát triển mạnh nên trẻ đã có thể điều chỉnh được hoạt động của bản thân. Trẻ hay đưa ra các lời nhận xét về bản thân mình và người khác. Trẻ cũng thể hiện cái tôi của mình bằng việc thích tự mình quyết định.
Trẻ bắt đầu thích nghe chuyện có pha một chút kịch tính, phức tạp hơn chuyện của trẻ 5 tuổi. Trí tưởng tượng phong phú, có tình hiện thực khiến chúng luôn nhân cách hóa các sự vật xung quanh.
Do sự phát triển của cơ thể, trẻ lứa tuổi 4-6 rất hoạt bát và hiếu động, chúng không thích ngồi một chỗ, chỉ thích được tự do chạy nhảy, không lúc nào chịu ngồi yên.
Tính hiếu kì phát triển mạnh
Trẻ 6 tuổi rất hiếu kỳ, cái gì cũng muốn hiểu, muốn biết. Khi thấy cái gì mới lạ, nó tò mò ngắm nghía, được đi ra ngoài thì ngó trước ngó sau, và luôn mồm đặt câu hỏi "tại sao ?"
Trên cơ sở tính hiếu kì mạnh và cái chưa lý giải được, trẻ thông qua động tác thực tế, qua hỏi han, thăm dò, tìm hiểu thì mới phát hiện, mới hiểu được cái mới và nhận thức cái mới.
Cho nên các bậc cha mẹ và người lớn nên vui vẻ trả lời các câu hỏi của trẻ, chăm chú theo dõi trẻ và không nên chỉ ừ hữ cho qua chuyện. Nếu trẻ nhỏ không được thoả mãn hoặc không nhận được lời giải chính xác thì chúng sẽ mất đi tính nhiệt tình tìm hiểu khám phá hiện tượng sự vật xung quanh, mà chỉ dựa vào ý tưởng suy đoán lung tung.
Nguyên nhân dẫn đến tính hiếu kì ở trẻ giai đoạn này là do trẻ ở giai đoạn này có trí tưởng tượng rất phong phú, nó có thể dựa vào những việc và sự thực đã biết để suy đoán hoặc quyết đoán. Thời kỳ này, sức tưởng tượng của trẻ có đặc điểm riêng, đó là việc trẻ thích đem các sự việc diễn ra hàng ngày liên hệ tới mình. Ví dụ nghe người lớn nói chuyện về máy bay, nó sẽ hỏi ngay “Con có được đi máy bay không”. Bố mẹ trẻ cần chú ý, khi trẻ hỏi những câu hỏi ngây thơ và buồn cười đó thì không nên mắng trách hoặc diễu cợt con trẻ. Lúc này, bố mẹ nên cổ vũ trẻ quan sát, chỉ dẫn cho trẻ hiểu, giúp nó suy nghĩ bằng cách kiên trì giảng giải và trả lời câu hỏi của trẻ.
Tâm lý không ổn định
Khi trẻ 6 tuổi, tâm lý dễ pha trộn khiến cho trẻ có thể vừa khóc, vừa cười, thậm chí đang khóc rất to chuyển sang cười ngay được.
Thành công là một nguồn hứng thú của trẻ. Trẻ lúc này cũng đã biết thắng thua, được mất. Có đứa đã xuất hiện bản tính ganh đua từ rất sớm.
Các hình tượng cụ thể có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ. Trẻ rất thích xem phim hoạt hình, múa rối, truyện tranh là vì lẽ đó.
Trẻ 6 tuổi lại bước vào một giai đoạn mới của sự ích kỉ. Trẻ không muốn chia sẻ, hiếu thắng, đặt mình là trung tâm. Ví dụ khi chơi với bạn, rất hay thay đổi quy định chơi để hợp với hoàn cành của mình hoặc bỏ ngang trò chơi nếu mình sắp thua. Hãy quan sát con bạn khi bé chơi, bé sẽ rất hay nói những câu như "à thôi, bây giờ mình chơi thế này nhé !" hoặc "thôi, chơi lại từ đầu đi"... Trẻ cũng rất hay dỗi, hờn nếu bị chê trách, chê bai.
Trẻ rất nhạy cảm, hay tủi thân nếu bố mẹ không chú ý, buồn nếu bị mắng và thường cảm thấy rất có lỗi nếu làm sai việc gì. Trẻ cũng hiếu thắng, luôn mong muốn mình phải làm tốt, làm đúng mọi việc.
Tuổi lên 6- chuẩn bị vào lớp một có thể được coi là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên chuẩn bị trước về mặt tâm lý cho trẻ ví dụ như kể về trường mới, đưa trẻ đến xem trường cấp 1 sẽ học, kể những câu chuyện về các anh chị học lớp 1...
 

Tin liên quan
Tâm lý trẻ 5 tuổi, những điều bố mẹ nên biết
Tâm lý trẻ em ở tuổi ấu nhi (1 đến 3 tuổi)
Các tiêu chuẩn chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ
Các vấn đề về rối loạn lo âu
Các vấn đề về trầm cảm
Chậm phát triển trí tuệ là gì, phân loại và những khó khăn mà trẻ gặp phải khi chậm phát triển trí tuệ
Trầm cảm sau sinh: căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Phương pháp can thiệp với các trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phương pháp can thiệp với những trẻ em trầm cảm
Phương pháp can thiệp với những trẻ rối loạn lo âu
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Click to see detail of visits and stats for this site
Đánh giá website
Bản đồ